Công thức tính phí hồ sơ
Mô tả
Công thức tính phí hồ sơ công chứng là tính năng mở rộng, đòi hỏi người dùng xem kỹ những ví dụ dưới đây để có cái nhìn khái quát về những trường hợp tính phí.
Vị trí tính năng
Phần menu – “Cấu hình dịch vụ” – “Loại hồ sơ” – “chỉnh sửa công thức theo từng Loại hồ sơ“
Các kiểu tính phí bao gồm:
- Tính phí mặc định
- Tính phí cố định – Theo số trang / số bảng
- Tính theo số trang giấy - Đơn vị tính là [trang]
- Tính theo số trang giấy x số bản - Đơn vị tính là [trang]
- Tính theo số bản x số trang - Đơn vị tính là [bản]
- Tính theo giá trị tài sản hiện hữu
- Tính theo giá trị lựa chọn sẵn
- Tính phí dịch thuật
1. Tính phí mặc định
Thường áp dụng cho những bộ hồ sơ đơn giản, Phí và thu lao thường là các giá trị cố định không đổi.
Ví dụ: Với loại hồ sơ A có phí là 50.000 đ, thù lao là 1.000.000 đ. Thì cứ đúng loại hồ sơ A hệ thống sẽ thể hiện phí = 50.000 đ ; thù lao = 1.000.000 đ. Tổng phí và thù lao sẽ là 1.050.000 đ
2. Tính phí cố định – Theo số trang / số bản
Tính phí theo số trang / số bản thường được áp dụng trong những bộ hồ sơ dạng Sao Y hoặc những bộ hồ sơ cần thanh toán theo từng trang / từng bản.
Ví dụ: Tính phí hồ sơ sao Y gồm 5 bản, mỗi bản có 3 trang. Mỗi trang có giá 4.000đ. Ta có công thức như sau:
Số bản x Số trang x (số tiền)
5 bản x 3 trang x (4.000 đ ) = 60.000 đ
3. Tính theo số trang giấy - Đơn vị tính là [trang]
“Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo số trang giấy – Đơn vị tính là [trang]” thường được áp dụng trong những bộ hồ sơ dạng Sao Y hoặc những bộ hồ sơ cần thanh toán theo từng trang x từng bản. Tuy nhiên sự khác nhau giữa “Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo số bản / số trang” và “Tính phí theo số trang / số bản” nằm ở cách tính công thức.
Công thức ví dụ: Nếu tổng số trang dưới 2 trang thì mỗi trang 7.000/đồng, tổng số trang dưới 10 trang thì mỗi trang 5.000 đồng. Nếu tổng số trang từ 11 trang trở lên thì tính mỗi trang là 2.000/trang.
Ví dụ 1: Tính phí sao y Sổ Hộ Khẩu có 4 bản, mỗi bản có 2 trang. Áp dụng công thức, ta có:
[ 2 ( trang 1, 2) x 7.000đ (số tiền)] = 14.000
Số tiền 1 bản = 14.000 x 4 (số bản) = 56.000
Ví dụ 2: Tính phí sao y Sổ Hộ Khẩu có 3 bản, mỗi bản có 6 trang. Áp dụng công thức, ta có:
[ 6 ( trang 1, 2, 3, 4, 5, 6 ) x 5.000đ (số tiền)] = 30.000
Số tiền 1 bản = 30.000 x 3 (số bản) = 90.000
Video is comming …..
4. Tính theo số trang giấy x số bản - Đơn vị tính là [trang]
“Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo số trang giấy – Đơn vị tính là [trang]” thường được áp dụng trong những bộ hồ sơ dạng Sao Y hoặc những bộ hồ sơ cần thanh toán theo từng trang x từng bản. Tuy nhiên sự khác nhau giữa “Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo số bản / số trang” và “Tính phí theo số trang / số bản” nằm ở cách tính công thức.
Ví dụ: Tính phí hồ sơ sao Y gồm 5 bản, mỗi bản có 5 trang. Nhưng tính phí theo số trang giấy. Trang 1 & trang 2 phí 7.000/trang. Từ trang 3 trở đi phí 3.000/trang. Ta có công thức như sau:
[ 2 ( trang 1, 2) x 7.000đ (số tiền)] = 14.000
[3 ( trang 3, 4, 5) x 3.000đ (số tiền)] = 9.000
Số tiền 1 bản = 23.000 x 5 (số bản) = 115.000
5. Tính theo số bản x số trang - Đơn vị tính là [bản]
“Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo số bản x số trang” thường được áp dụng trong những bộ hồ sơ dạng Sao Y hoặc những bộ hồ sơ cần thanh toán theo từng trang / từng bản. Tuy nhiên sự khác nhau giữa “Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo số bản / số trang” và “Tính phí theo số trang / số bản” nằm ở cách tính công thức.
Ví dụ: Tính phí hồ sơ sao Y gồm 5 bản, mỗi bản có 3 trang. Nhưng bản đầu tiên giá 4.000đ/trang. Bản thứ 2 đến bản thứ 4 giá 3.000đ/trang. Từ bản thứ 5 trở đi giá 2.000đ/trang. Ta có công thức như sau:
[1 (bản đầu tiên) x 3 (số trang) x 4.000đ (số tiền)] +
[3 (bản thứ 2 + bản thứ 3 + bản thứ 4) x 3 (số trang) x 3.000đ (số tiền)] +
[1 (bản thứ 5) x 3 (số trang) x 2.000đ (số tiền)]
6. Tính theo các khoản giá trị
Nội dung đang cập nhật …..
6. Tính theo giá trị tài sản hiện hữu
Tính theo giá trị tài sản hiện hữu thường được áp dụng trong việc tính phí các hồ sơ liên quan đến tài sản như đất, nhà, xe, v.v….. và bảng tính phí thường do nhà nước quy định.
Ví dụ: Tính giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng giao dịch sau đây:
- Dưới 50 triệu đồng: Mức thu là 50 ngìn đồng
- Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: Mức thu là 100 ngìn đồng.
- Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: Mức thu là 0.1% giá trị tài sản giao dịch.
- Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: Mức thu là 1 triệu đồng + 0.06% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.
- Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: Mức thu là 2,2 triệu đồng + 0.05% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.
- Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: Mức thu là 3,2 triệu đồng + 0.04% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.
- Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: Mức thu là 5,2 triệu đồng + 0.03% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
- Trên 100 tỷ đồng: Mức thu là 32,2 triệu đồng + 0.02% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng. Mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp.
Đọc có vẻ dài quá nhỉ. Sau đây là hướng dẫn thao tác. Đọc vậy thôi chứ tao tác đơn giản lắm.
Câu hỏi: Vậy trong trường hợp giá trị hợp đồng giao dịch là đúng 3 tỷ thì sao ?
Trả lời: Nếu giá trị giao dịch đúc 3 tỷ. Vậy chúng ta sẽ áp dụng công thức “Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: Mức thu là 1 triệu đồng + 0.06% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.” Chỉ khi nào giá trị tài sản giao dịch là 3 tỷ lẻ 1 đồng thì lúc đó mới áp dụng công thức tiếp theo phía dưới
Công thức tính như sau:
Mức thu 1 triệu + 0.06 % của 2 tỷ ( giá trị vượt quá 1 tỷ )
= 1 triệu + 1,2 triệu = 2,2 triệu
Câu hỏi: Nếu giá trị tài sản giao dịch là 500 tỷ thì sao ?
Trả lời: đơn giản, áp dụng công thức “Trên 100 tỷ đồng: Mức thu là 32,2 triệu đồng + 0.02% giá trị tài sản giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng”
Công thức tính như sau:
Mức thu 32,2 triệu + 0.02 % của 400 tỷ ( giá trị vượt quá 100 tỷ )
= 32,2 triệu + 228 triệu = 260,2 triệu
SAI . Theo quy định nhà nước, Mức thu trần tối đa của một bộ hồ sơ công chứng là 70 triệu / trường hợp. Do đó chúng ta có thêm 1 ràng buộc “Mức thu tối đa là 70 triệu đồng / trường hợp“. Như vậy chi phí văn phòng có thể thu tối đa chỉ là 70 triệu.
7. Tính phí theo các khoản giá trị khác nhau – Tính theo giá trị lựa chọn sẵn
Tính theo giá trị lựa chọn sẵn tương tự như việc đưa ra những tùy chọn để nhân viên lựa chọn.
Ví dụ . Chúng ta có bài toán sau đối với Hợp đồng mua bán xe máy:
- Xe dưới 125 cm3: Phí = 50.000 đ, thù lao = 50.000 đ
- Xe từ 150 ~ 175 cm3: Phí = 100.000 đ, thù lao = 50.000 đ
- Xe từ 175 cm3 trở lên: Phí = 150.000 đ, thù lao = 50.000 đ
Giao diện lựa chọn khi soạn hồ sơ
8. Tính phí dịch thuật
Hướng dẫn đang cập nhật ....
Bạn muốn đặt câu hỏi ?
Chúng tôi sẽ trả lời ngay khi nhận được câu hỏi.